Kinh nghiệm học tậpDu học Trung Quốc

Kinh nghiệm đi học tại Trung Quốc

Nội dung chương trình học 1 năm tiếng

Chúng ta sẽ có những môn như Lịch sử Trung Quốc, Địa lý Trung Quốc, Khổng Tử, HSK (chia làm 4 phần là nghe, nói, đọc, viết), và trường mình học là trường thương mại nên có môn Thương Mại Quốc tế. Ngoài ra còn 1 số môn nhẹ nhàng khác nữa.

Quá trình học

Thực chất mình lần đó đăng kí đi học 1 kì nhập học tháng 3 mình không quá quan trọng việc học mấy. Vì lúc ấy trình độ của mình cũng đủ dùng (tương đương HSK5) và trong thời gian đợi kết của Thạc sĩ thì mình xin đi học để làm quen môi trường mới, nghe nói đọc viết cho chuẩn hơn. Và đặc biệt là tìm hiểu văn hóa Trung Quốc – đất nước mà mình khá thích.

Ảnh minh họa

Mình xác định và mình cũng chắc chắn nhiều bạn khi đăng kí học 1 năm tiếng xác định giống mình là lần đi này không quá quan trọng việc học và kết quả. Vì khi về trường cũng chỉ phát cho chúng ta tấm bằng hoàn thành chương trình học 1 năm tiếng. Vì thế mình cùng các anh/chị/em Việt Nam lần nhập học đó lập hội cứ ngày cuối tuần đi chơi.

Học thì vẫn học nhưng đi để tìm hiểu, để xem bên ngoài ra làm sao, và quan trọng hơn là nâng cao khả năng giao tiếp. Vì thực sự hồi ấy mình đọc viết được nhưng nghe nói rất kém. Thậm chí mình còn ngại và sợ nghe điện thoại vì hồi ấy cứ làm sao ý. Không nghe nói gì được. Và vì thế phải đi ra ngoài nhiều vào.

Mua vé tàu, vé xem phim, mua đồ ăn, hoa quả…tất cả những thứ giao tiếp cơ bản đó trong cuộc sống mình tích lũy mỗi ngày 1 tí. Trong khoảng vài tháng trình tiếng Trung lên ầm ầm.

Bài học

Nếu đã xác định đi 1 năm tiếng thì chọn trường nào ở thành phố ấy mà đi, sẽ nhiều cơ hội được mở mang hơn. Đơn giản như nếu được chọn 1 trường đại học ở Việt Nam thì ai cũng muốn đi Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh và tương tự như thế, bên Trung Quốc chúng ta cũng xác định như vậy.

Có thể bạn muốn xem: Nên hay không nên học một năm tiếng tai Trung Quốc

Thời gian học Thạc sĩ (loading)….

Vì sao mình để chữ loading vì mình vẫn đang học, nhưng ít nhất mình cũng có rất nhiều kinh nghiệm muốn truyền lại cho các bạn, để ít nhất các bạn cũng hiểu hơn được quá trình học ở 1 môi trường hoàn toàn mới là như thế nào.

Chọn ngành học

Đây là điều quan trọng nhất mình muốn nói, việc chọn đúng ngành học sẽ giúp bạn “sướng” hơn trong quá trình học tập sau này. Không bị nản. Vì chí ít trước khi từ bỏ mình sẽ nghĩ đến lí do mình bắt đầu.

Một trong những ngành mà mình nghĩ là nhiều người học nhất sẽ là Giáo dục Hán Ngữ hay Hán Ngữ Quốc Tế. Vì theo mình biết đây là 2 ngành nhẹ nhàng nhất trong tất cả các ngành tồn tại bây giờ. Vậy nếu các bạn phân vân chưa biết chọn chuyên ngành nào thì đây cũng là sự tham khảo nhẹ nhàng dành cho các bạn.

Chọn ngôn ngữ

Ảnh minh họa

Vì sao phải chọn ngôn ngữ, cũng như nhiều bạn, hồi ấy mình đi học khá bồng bột.

Tốt nghiệp đại học không có việc làm phù hợp. Bữa cơm trưa hôm ấy mình xem phim Trung Quốc và nghĩ đến việc học Thạc sĩ thế là mình nói luôn với bố mẹ con muốn đi học Thạc sĩ ở Trung Quốc. Chốt trong khoảng 5 phút là tháng 9 mình cuốn gói lên đường luôn.

Hồi ấy mình cứ nghĩ mặc định sang Trung Quốc là sẽ học bằng tiếng Trung và học cùng người Trung Quốc. Nhưng không, còn nhiều hơn thế mà đến giờ mình nghĩ lại thì mình đúng là bồng bột thiếu hiểu biết.

Sang Trung Quốc học hiện tại theo mình biết có 3 dạng:

Dạng 1: Học bằng tiếng Trung Quốc, theo đó thì ta sẽ lên lớp cùng sinh viên Trung Quốc, học chương trình giống họ, chương trình vô cùng nặng.

Dạng 2: Học bằng tiếng Anh, khi này sẽ học theo giáo trình riêng và sẽ nhẹ hơn so với chương trình của sinh viên Trung Quốc. Học lớp hỗn hợp gồm người nước ngoài và người Trung Quốc (khuyến nghị các bạn theo học dạng này).

Dạng 3: Học bằng tiếng Trung Quốc nhưng là lớp quốc tế nên chương trình khá nhẹ vì đây là lớp chỉ toàn du học sinh. Dùng tiếng Trung Quốc để học chương trình tiếng TQ (mình thích nhất là dạng theo học này).

Hãy chọn cho mình hướng đi đúng đắn nhất nhé!

Chọn phương pháp học hiệu quả

Ở phần này chắc sẽ không có giá trị đối với các bạn đăng kí học hệ Đại học. Vì Thạc sẽ học theo chuyên ngành nên từng môn sẽ khác.

Giới thiệu qua 1 chút chuyên ngành mình học là “khoa học môi trường” nhưng thế quái nào lại ra “hóa phân tích” được.

Ảnh minh họa

Các bạn cũng biết chuyên ngành Hóa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên Thế giới là 1 trong những ngành khó nhất. Và thế quái nào mình chọn nó.

Thực sự trong khoảng 1 kì đâu mình đã không ít lần muốn bỏ học. Nhưng nhiều lí do nên mình cố gắng theo. Mình xin nhắc lại không phải khó mà mình muốn bỏ mà là nó là trái ngành. Và vác cặp đi học mà không có tí kiến thức nào quả thật là như nước đổ lá khoai. Hơn nữa mình còn học bằng ngôn ngữ Trung Quốc, khó càng thêm khó.

Mình dành khoảng 1 tháng để viết hết các từ, tìm hiểu các từ chuyên ngành về ngành Hóa. Sau đó ghi chú lại và học thuộc. Nhưng nếu học thuộc như thế là học vẹt, nên mình cắm mắt ở thư viện trường vài tuần để tìm sách hóa học để đọc. Đọc nhiều như thế, các từ ngấm dần ngấm dần. Khoảng 1 thời gian sau việc đọc tài liệu chuyên ngành dễ dàng hơn nhiều so với mình thời gian đầu.

Và rồi kì 1 qua đi kì 2 tới, mình trải qua thời gian học online, thời gian này so với nhiều bạn là chán nhưng đối với mình thực chất đó là cơ hội. Cơ hội cho mình học được chuyên ngành ở Việt Nam. Vì thời gian này mình tìm hiểu và xin thực tập ở 1 phòng thí nghiệm tại Hà Nội. Từ đó cái kiến thức mà mình thiếu khi học trái ngành được lấp đầy và thu ngắn lại.

Thực chất đây là cơ hội của mình, do mình có biết tận dụng hay không thôi. Với nhiều du học sinh, nghỉ dịch là buồn chán nhưng với mình, mình cần khoảng thời gian này. Vì các bạn cũng biết nếu đọc 1 tài liệu mà không hiểu gì về nó thì cũng là vô ích. Và mình đang cố gắng trong thời gian này để điều ấy không vô ích nữa.

Bài học

Tìm hiểu kĩ chuyên ngành mình lựa chọn, hệ ngôn ngữ mình muốn học. Khi đã chọn rồi thì phải cố gắng. Bản thân mình cũng đang cố gắng từng ngày bước hết con đường mà bản thân đã chọn. Vậy nên bạn cũng cố gắng nhé!

Bài viết này được viết nên dựa trên kinh nghiệm của bản thân, đối với mình có thể đúng nhưng với nhiều bạn nó thực sự chối tai. Nhưng mình mong với những kinh nghiệm này của mình sẽ giúp được nhiều bạn hơn trong những lựa chọn sắp tới của cuộc đời.

Có thể bạn muốn xem: Học Thạc sĩ tại Trung Quốc nhàn chứ?

Bài viết được chia sẻ bởi tác giả: Phạm Văn Tâm

Nhật Ký Du Học rất mong được đón nhận nhiều hơn các bài chia sẻ về trải nghiệm của tất cả các bạn trong quá trình du học. Nếu các bạn muốn đóng góp và đăng tải bài viết lên https://nhatkyduhoc.vn vui lòng gửi bài viết về địa chỉ email nhatkyduhoc.vn@gmail.com theo cú pháp sau:

Tiêu đề mail: Tên bài viết (Title)
Nội dung email: File bài viết dạng word và nội dung muốn nhắn gửi.

Nhật Ký Du Học xin chân thành cảm ơn!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên dành tặng Tác giả 1  like nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button