Học tập

NHỮNG CÁCH DIỄN ĐẠT ĐỘC ĐÁO TRONG TIẾNG TRUNG BẠN CẦN BIẾT

Có khi nào bạn bị nhầm lẫn hay bắt gặp những cụm từ khó hiểu khi nghe người bản xứ nói hay chưa? Sau đây là một số cụm từ “lóng” quen thuộc là những cách diễn đạt độc đáo trong tiếng Trung bạn nên biết qua để tránh nhầm lẫn và nâng cao vốn tiếng Trung của mình nhé!

糊涂虫 /hú tu chóng/ – cách diễn đạt độc đáo trong tiếng Trung ý chỉ đồ ngốc, kẻ khờ, kẻ hồ đồ (lời mắng)

Nghĩa đen của cụm từ này là “một con sâu lơ ngơ hoặc mơ hồ.” Nhưng ý nghĩa ẩn dụ của nó là một người mơ hồ, hay đúng hơn là một kẻ ngốc. Ví dụ : 他整天忘这忘那,大家都叫他糊涂虫. (Anh ta suốt ngày quên cái này quên cái nó, mọi người đều gọi anh ta là kẻ ngốc). Được gọi là hú tu chóng rõ ràng không phải là một lời khen và bạn nên tránh dùng từ này nói với người lạ, hay những trường hợp trang trọng nhé.

吃醋 /chī cù/ : ghen

Bắt nguồn từ câu chuyện thời nhà Đường , Phòng Huyền Linh là tể tướng dưới triều vua Lý Thế Dân, lập nhiều công lớn nên được vua đích thân ban cho hai mỹ nữ vô cùng xinh đẹp. Tuy nhiên khi nghe tin, phu nhân của vị tể tướng này (Lư Thị Lại) lại vô cùng buồn phiền, không muốn để tướng công mình nạp thêm thiếp. Thấy vậy Lý Thế Dân bèn cử người mang đến cho phu nhân một chén giấm giả làm thuốc độc để thử lòng nàng: một là phải chấp nhận mỹ nữ, hai là uống rượu độc. Không ngờ, vị phu nhân này lại không ngần ngại chọn uống rượu độc, nhưng thực chất đây chỉ là một chén giấm. Kể từ điển tích này, ăn giấm đã trở thành hình ảnh ẩn dụ của người Trung Quốc để chỉ sự ghen tị và đố kỵ.

扫帚星 /sàozhǒuxīng/ : ” sao chổi”, kẻ hãm tài

“Sao chổi” chắc hẳn là biểu tượng quá đỗi quen thuộc để chỉ những người kém may mắn, khi ở bên cạnh được xem sẽ đem lại xui xẻo cho người khác. Ví dụ:有人说那个女人是个扫帚星,谁跟她结婚谁倒霉。(Có người nói cô ta chính là sao chổi đấy, ai kết hôn với cô ta cũng gặp xui xẻo.)

Điều này bắt nguồn từ văn học dân gian thời Hán, vốn tin rằng trách nhiệm chính của sao chổi là quét sạch mọi thứ trên bầu trời theo đúng nghĩa đen. Mỗi lần sao chổi xuất hiện đều trở thành điềm báo không lành, chẳng hạn như chiến tranh, thiên tai, đại hạn…

Xem thêm: Những tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc

绿帽子 /lǜ mào zi/: bị cắm sừng

Nghĩa đen của cụm từ này có nghĩa là” đội mũ xanh”, nhưng ý nghĩa thực tế của nó hoàn toàn không phải vậy. Câu chuyện bắt nguồn từ thời xa xưa, có một thương gia giàu có nọ vì công việc làm ăn phải bỏ mặc người vợ xinh đẹp của mình ở nhà để đi làm ăn xa. Trong thời gian dài người vợ không còn chịu được những đêm cô đơn hiu quanh thì bắt đầu ngoại tình với một người bán vải. Một lần người chồng chỉ ra ngoài săn bắn, tên bán phải thấy vậy tưởng chàng đi công tác bèn mò tới tình tứ với cô vợ, suýt chút nữa thì bị phát hiện. Thế là ngày sau cô vợ nghĩ ra cách xin chút vải xanh của tên bán vải để đan cho người chồng chiếc mũ. Cô bảo với người chồng rằng: “ Bên ngoài gió bụi nhiều, chàng đội chiếc mũ này để đỡ bẩn tóc, chiếc mũ màu xanh trông rất hợp với chàng, sau này mỗi lần ra đi, chàng hãy cứ coi nó là thiếp, thiếp sẽ luôn ở bên chàng”. Nhưng trên thực tế chiếc mũ chỉ để ám hiệu cho tên bán vải rằng mỗi lần chồng cô đội chiếc mũ này chắc chắn sẽ là đi công tác. Anh chồng ngây thơ mỗi lần đi công tác đều đội chiếc mũ này, trên đường cưỡi ngựa ra khỏi thị trấn anh còn vui vẻ vẫy tay chào hỏi tên bán vải. 

Từ đó cụm từ “đội mũ xanh lá” trở thành cách diễn đạt độc đáo trong tiếng Trung mang hàm nghĩ là bị cắm sừng, biểu trưng cho sự không chung thủy.

cách diễn đạt độc đáo trong tiếng trung

 嘴硬 /zuǐ yìng/: cãi bướng, già mồm, ăn nói ngang ngạnh

Khi một người được nói là “cứng miệng” ngụ ý rằng người đó là người cứng đầu và không muốn thừa nhận sai lầm hoặc thất bại của mình. Ví dụ: 做错了事还要嘴硬 (làm sai mà còn cãi bướng).

海量 /hǎi liàng/ : tửu lượng cao

Nghĩa đen của từ này có nghĩa là sức chứa của biển, tuy nhiên, khi sử dụng nó để nói với người khác ngụ ý rằng anh ta có tửu lượng cao. Ví dụ: 您是海量,不妨多喝几杯. (Ông tửu lượng cao như vậy, đừng ngại uống thêm mấy ly nữa.), ngoài ra từ này còn có nghĩa “khoan dung, độ lượng”. Ví dụ: 对不住的地方,望您海量包涵。(Có chỗ nào không phải, mong ông lượng thứ cho).

两面派 /liǎng miàn pài/: “kẻ hai mặt”, trở mặt, hai lòng

Nghĩa của tụm từ như nghĩa đen trên mặt chữ của nó vậy, “kẻ hai mặt” để chỉ những người gian dối, xảo trá, nói xấu người này nói xấu người kia để vụ lợi cho bản thân.Ví dụ: 两面派的惯用伎俩是:当面阿谀逢迎,背后坏话说尽 (Thủ đoạn quen thuộc của những kẻ hai mặt là: nịnh trước mặt, nói xấu sau lưng).

cách diễn đạt độc đáo trong tiếng Trung

乡巴佬 /xiāng bā lǎo/: quê mùa, cục mịch

Đây cũng là một trong những cách diễn đạt độc đáo trong tiếng Trung để chỉ những người quê mùa, vụng về, cục mịch. Thường được những người thành phố, những người cho rằng mình sành điệu, hiện đại sử dụng để miệt thị, khinh thường, mỉa mai những người từ các vùng nông thôn.  Ví dụ她说她决不会嫁给一个乡巴佬,不管他多有钱。(Cô ấy nói cô nhất định không lấy người quê mùa cho dù anh ta có giàu có đi chăng nữa).

Đây là một từ khá bất lịch sự, bạn không nên sử dụng để nói với người Trung Quốc nhé!

嫁鸡随鸡,嫁狗随狗 /jià jī suí jī, jià gǒu suí gǒu/: lấy chồng theo chồng; thuyền theo lái, gái theo chồng

Nghĩa đen của thành ngữ này là “cưới gà theo gà, cưới chó theo chó ” , trên thực tế còn để chỉ phong tục lâu đời của Trung Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung, người phụ nữ sau khi kết hôn phải đi theo chồng, sống ở nhà chồng cho dù nhà chồng có nghèo khổ, khó khăn như thế nào đi chăng nữa.

吹牛 /chuī niú/: chém gió, khoác lác, ba hoa

Từ này bắt nguồn từ câu chuyện vào thời cổ đại, để vượt qua con sông Hoàng Hà nổi tiếng chảy qua lãnh thổ của các tỉnh Thiểm Tây, người ta cần tạo ra những chiếc bè từ da của động vật, điển hình là cừu hoặc gia súc. Họ sẽ giết cừu hoặc bò, sau đó lột da, phơi khô và khâu chúng thành hình dạng của một chiếc bè. Tuy nhiên, phần khó nhất là khâu làm phồng phần da. Chỉ những người được coi rất mạnh mẽ về thể chất, dung tích phổi lớn mới có thể đảm đương được nhiệm vụ khó khăn này. Thường quy trình thổi phồng da cần nhiều người lần lượt thực hiện. Nếu ai đó tự cho rằng mình có thể thổi phồng được lớp da bò thì được coi là chuyện nực cười, khoe khoang, khoác lác.

Ví dụ: 你怎么总是吹牛啊? (Sao anh chỉ toàn nói khoác vậy?)

Qua 10 cụm từ lóng phổ biến với nhiều ý nghĩa và cách dùng độc đáo mà Du học Trung Quốc Riba chia sẻ hôm nay, hi vọng sẻ đem lại cho bạn nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị nhé!  

Đừng quên theo dõi các thông tin khác của Du học Trung Quốc Riba tại hệ thống:

Hội Tự Apply Học bổng Trung Quốc

🌟 Riba – Dịch Vụ Học Bổng Du Học Trung Quốc

HỘI DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC | Kết nối, Chia sẻ, Hỗ trợ nhập học

[contact-form-7 id=”204541″ title=”Đăng ký Tư vấn du học Trung Quốc miễn phí 2021″]

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button