Nhật Ký Du Học

VĂN HÓA THƯỞNG THỨC TRÀ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nếu đã là người Trung Quốc thì nhất định phải hiểu được lễ nghĩa cơ bản khi thưởng trà. Trà vốn có ảnh hưởng lớn trong lịch sử văn hóa Trung Hoa, và nhiều người cũng nhận định Trung Quốc là một trong những cố hương của trà. Nơi này có một nền văn hóa thưởng trà cực kỳ đặc sắc. Hãy cùng Du học Trung Quốc Riba tìm hiểu về văn hoá thưởng thức trà của người Trung Quốc tại bài viết ngay dưới đây nhé!

Kiến thức lễ nghi cơ bản trong văn hoá thưởng thức trà của người Trung Quốc

I. Trước khi uống trà

Chỗ ngồi: Ngày nay rất ít người hiểu được vấn đề thứ bậc cao thấp trong chỗ ngồi khi thưởng trà. Tuy rằng trong nghiên cứu trà đạo, việc khách ngồi ở đâu thường tùy theo ý gia chủ, nhưng với người hiểu trà đạo thì vẫn nên tuân theo nguyên tắc: lấy gia chủ làm tâm, bên tay trái gia chủ là chỗ ngồi dành cho những vị khách có thứ bậc cao, thứ bậc càng cao thì ngồi càng gần chủ. Theo chiều kim đồng hồ từ trái qua phải, các chỗ ngồi lần lượt chia cho những người có thứ bậc từ cao đến thấp. Bất luận hình thức bàn trà thế nào thì đây cũng là quy tắc bất di bất dịch.

Tôn ti thứ bậc lần lượt là: Người già, người trung niên, người lớn tuổi hơn gia chủ. Trong đó những ai là thầy, là trưởng thì sẽ xếp cao hơn. Nếu như tuổi tác cách nhau không quá lớn, nữ giới sẽ được ưu tiên ngồi ở những vị trí thứ bậc cao.

Ở phương diện chỗ ngồi còn có một quy định đặc biệt: kiêng kị ngồi đối diện nhau, chính là mặt đối mặt, ngồi trực diện với gia chủ. Dù cho chỉ có một vị khách và gia chủ thì cũng không thể ngồi đối diện nhau. Những vị khách hiểu lễ nghi nên ngồi ở chỗ thứ bậc thấp bên tay phải của gia chủ. Và khi số lượng khách quá nhiều, không tránh được chuyện phải có người ngồi đối diện gia chủ, thì nên để trẻ em ngồi vào vị trí này.

Đạo lễ tiết thứ nhất: lễ tiết quan trọng nhất của khách là đáp lễ, còn gọi là hồi lễ! Cái gọi là đạo lễ tiết thứ nhất chính là chỉ việc gia chủ pha bình trà đầu tiên, đồng thời mời khách thưởng trà, xem như đây lần hồi lễ đầu đầu tiên của khách.

Lần hồi lễ đầu tiên một cách chính quy, chính thức của khách sẽ như sau: đứng dậy, nếu là nam thì chắp hai tay lại, tay cuộn tay thẳng; nếu là nữ thì hai tay chữ thập, cúi người, ngồi xuống, hai tay nhận (hoặc bưng) ly trà qua. Trước tiên là ngửi, sau đó nếm một ngụm nhỏ trà, đặt ly trà xuống, gửi lời khen gia chủ. Lưu ý: đối với nam nhân, tay cuộn là tay phải, tay trái bao bên ngoài, khi cúi người thì phải hành lễ, cúi càng thấp, thể hiện càng tôn kính gia chủ, nếu gia chủ là bề trên, khách là bề dưới, thì cúi người nên cúi ít nhất góc 450.

II. Khi đang uống trà

Trong quá trình uống trà, lễ tiết hồi lễ quan trọng nhất của khách là “khấu chỉ lễ”, còn gọi là “khuất chỉ quỵ” (nắm tay lại để hồi lễ, dù thuận tay trái cũng phải dùng tay phải, đầu ngón cái hướng về đốt thứ 2 ngón trỏ, quặp thẳng vào ngón trỏ và ngón giữa, dùng mặt ngoài đốt thứ 2 của ngón trỏ và ngón giữa, gõ nhẹ 3 cái xuống mặt bàn trà; nhìn từ bên hông, sẽ thấy ngón trỏ và ngón giữa khi làm hành động này giống như đôi chân con người đang quỳ)

Ngoài ra trên bàn trà còn kiêng kỵ nói chuyện tình dục, nếu cứ nói thì khi thưởng trà sẽ cảm nhận được vị chua trong đó. Thưởng trà còn kỵ một hơi uống cạn.

Thưởng trà còn cấm kỵ hút thuốc. Nếu thực sự nhịn không được, thì sau khi mọi người đã thưởng qua 5 bình trà, hãy hỏi ý kiến gia chủ. Sau khi nhận được sự đồng ý thì có thể hút. Nếu mới ngồi xuống đã hút thuốc sẽ bị xem là vô lễ! Tuyệt đối không được đối mặt với gia chủ phun ngụm trà đầu tiên của bình trà đầu tiên! Hành động này bị xem là cực kỳ vô lễ, thậm chí bị xem là bắt đầu gây hấn.  

Qua những lễ tiết trên, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa người đạo trà và kẻ tửu sắc.

Giới thiệu cơ bản về lễ nghi thưởng trà của người Trung Quốc

I. Dụng cụ thưởng trà phải sạch sẽ

Sau khi khách vào nhà, trước tiên gia chủ sẽ mời khách ngồi, sau đó đi pha trà. Trước khi pha trà, nhất định phải rửa sạch sẽ dụng cụ pha trà, đặc biệt với những món đã lâu không dùng, bám đầy bụi bẩn thì càng phải dùng nước sạch rửa kỹ càng. Khi pha trà, trước khi rót trà tốt nhất nên dùng nước sôi trần qua bình trà, ly trà. Làm như vậy vừa đảm bảo vệ sinh, lại vừa đúng lễ nghĩa. Ngoài ra trước khi rót trà chú ý phải chuẩn bị lót ly, tránh phỏng tay và cũng tránh việc khiến khách nhất thời không thể bưng ly thưởng trà.

II. Lượng nước pha trà phải vừa đủ

van-hoa-thuong-tra-cua-nguoi-trung-quoc

Lá trà không được bỏ quá nhiều, cũng không được bỏ quá ít. Nếu quá nhiều, vị trà sẽ rất đậm; nếu quá ít, trà pha ra cũng không có vị gì. Giả dụ khách chủ động giới thiệu thói quen bản thân thích uống trà đậm hay nhạt, vậy thì gia chủ sẽ dựa trên khẩu vị của khách mà pha. Lúc rót trà, dù là ly lớn hay nhỏ, đều không được đổ quá đầy, nếu đầy quá sẽ khiến nước tràn ra làm ướt cả bàn, ghế và sàn. Nếu bất cẩn còn có thể gây bỏng bản thân hay khách, khiến đôi bên đều khó xử. Đương nhiên, cũng không được rót quá ít, Nếu nước trà chỉ che được đáy ly đã bưng cho khách sẽ khiến người ta có cảm giác giả bộ làm màu, không thành tâm thành ý.  

III. Bưng trà phải đúng cách

Dựa theo thói quen truyền thống của người dân Trung Quốc, chỉ cần hai tay không tàn phế thì gia chủ đều sẽ dùng hai tay bưng trà cho khách. Nhưng mà, hiện tại có một bộ phận người trẻ không hiểu quy tắc này, chỉ dùng một tay đưa trà cho khách. Hai tay bưng trà cũng phải thật chú ý, đối với ly trà có tay cầm, thường chỉ dùng một tay cầm quai ly, tay còn lại đỡ đáy ly đưa sang cho khách. Nếu ly trà không có quai cầm thì sau khi đổ đầy, phía nào của ly cũng nóng, hai tay sẽ không dễ cầm, nhưng vẫn có người bất chấp, dùng 5 ngón tay cầm các cạnh của miệng ly đưa sang cho khách. Cách bưng trà này tuy rằng có thể phòng được chuyện gây bỏng, nhưng rất không nho nhã, lại có chút mất vệ sinh. Hãy thử nghĩ xem, để khách liếm phải dấu vân tay của gia chủ thì khách có dễ chịu không?

IV. Thêm trà phải kịp lúc

Nếu như ly trà của cấp trên và khách hàng cần thêm nước, gia chủ không thể từ chối giúp họ thêm trà. Gia chủ có thể ra hiệu cho nhân viên phục vụ đến giúp đỡ, để họ đặt bình trà lên bàn, sau đó để gia chủ tự mình thêm trà cho khách sẽ tốt hơn. Đây cũng là một biện pháp che đậy trong lúc không biết nên nói chủ đề gì. Đương nhiên, lúc thêm trà phải thêm cho cấp trên và khách hàng trước rồi mới đến bản thân, như vậy thì mới thể hiện được sự tôn trọng của bản thân với khách của gia chủ.

Xem thêm: Chia sẻ về đời sống – du học Trung Quốc

Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hoá thưởng thức trà của người Trung Quốc

  1. “Tửu mãn kính nhân, trà mãn khi nhân” (Uống rượu rót đầy thì kính khách, uống trà rót đầy thì khinh khách)

Vì rượu thường lạnh, nên khi đưa sang cho khách thì sẽ không gây bỏng nhưng trà thì lại hoàn toàn khác vì trà mời khách luôn là trà nóng. Nếu ly trà rót đầy thì khi khách cầm vào sẽ rất nóng tay, dễ gây bỏng. Có khi vì bị bỏng mà tuột tay khiến ly trà rơi xuống đất vỡ tan tành, khiến khách khó xử.

2. “Tiên tôn hậu ti, tiên lão hậu thiếu” (Mời bề trên trước mời bề dưới sau, mời kẻ lớn trước, mời kẻ nhỏ sau)

Lần châm trà đầu tiên phải theo thứ tự từ lớn đến nhỏ để châm. Đối phương khi được người khác châm trà, phải có phản ứng hồi kính, nếu người thưởng trà là bề trên thì họ sẽ dùng ngón trỏ gõ nhẹ xuống bàn cái biểu thị cám ơn. Nếu là người cùng thứ bậc hoặc nhỏ hơn sẽ dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ 2 lần xuống bàn biểu thị cám ơn.

Lúc kính trà trừ việc phân thứ bậc đối xử, tuân theo từng bước một, còn phải kính khách trước rồi mới đến người nhà.

3. “Cường binh áp chủ, hưởng bối sát bàn” (Khách lấn áp chủ, kéo lê tách trà trên khay)

Khách bưng ly thưởng trà không được tùy tiện kéo lê ly trà trên khay trà, thưởng xong trà thì phải đặt ly xuống nhẹ nhàng, không được đặt ly phát ra tiếng động, nếu không sẽ bị xem là “cường binh áp chủ” hoặc “có ý khiêu khích”.

Uống trà cau mày sẽ biểu thị sự chê bai. Khách khi uống trà không được cau mày, vì cau mày sẽ bị xem là hành động cảnh báo dành cho gia chủ, nếu gia chủ phát hiện khách cau mày, sẽ cho rằng khách đang chê trà không ngon, không hợp khẩu vị.

4. “Đầu xung tước tích, nhị xung trà diệp” (Nước trà lần đầu nên bỏ đi, nước trà lần hai mới có thể mời khách)

Khi gia chủ pha trà, lần pha đầu tiên phải bỏ đi không được uống. Vì nước trà ở lần pha đầu có nhiều tạp chất, không nên uống, vì vậy mà người Trung Hoa có câu “Đầu xung tước tích, nhị xung trà diệp”, nếu để khách uống nước trà ở lần pha đầu tiên sẽ bị xem là hiếp đáp người ta.

“Tân khách hoán trà” khi mọi người đang thưởng trà thì có khách mới đến, gia chủ phải nghênh đón, lập tức đổi trà, nếu không sẽ bị xem là tiếp khách không chu đáo.

5. “Ám hạ trục khách lệnh” (Ám hiệu muốn đuổi khách đi)

Người Trung Hoa vốn nhiệt tình hiếu khách, mỗi lần thưởng trà đều dùng trà đậm mời khách. Nhưng có lúc vì quan hệ công việc cá nhân mà nếu tiếp khách tán gẫu quá lâu sẽ dẫn đến chậm trễ hoặc gia chủ sẽ cố ý nói chuyện không ăn khớp với khách, ám hiệu “tiễn khách” đi.

Khách đến thăm vào ban đêm ảnh hưởng đến gia chủ, gia chủ cố ý không đổi nước trà mới, khách sẽ cảm nhận được “ám hạ trục khách lệnh” của gia chủ, họ sẽ đứng dậy cáo từ, nếu không sẽ chọc giận gia chủ.

Xem xong bài viết trên, bạn đánh giá bản thân đã am hiểu văn hoá thưởng thức trà của người Trung Quốc chưa? Đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ thêm với chúng mình nhé.

Đừng quên theo dõi các thông tin khác của Du học Trung Quốc Riba tại hệ thống:

Hội Tự Apply Học bổng Trung Quốc

🌟 Riba – Dịch Vụ Học Bổng Du Học Trung Quốc

HỘI DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC | Kết nối, Chia sẻ, Hỗ trợ nhập học

[contact-form-7 id=”204541″ title=”Đăng ký Tư vấn du học Trung Quốc miễn phí 2021″]

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button